Thịt lợn mán gác bếp
Nguyên liệu: Thịt lợn mán Sơn La, 100% nguyên liệu sạch từ lợn chạy ngoài rừng
Kích thước: Miếng thịt dài khoảng 20cm, dày 5cm
Gia vị: Như ớt, muối, tiêu, đặc biệt là mắc khén
Ngâm tẩm: Từ 3 đến 5 tiếng
Sấy: Trên than hồng tự nhiên từ 12 đến 24 tiếng
Hấp: Khoảng 1 tiếng để đảm bảo thịt vô trùng
Hương vị: Đậm, ngọt, cay
11%
GIẢMẨm thực là một nét văn hóa hình thành tự nhiên trong cuộc sống, đối với mỗi vùng miền trên đất nước ta ẩm thực còn thể hiện cả về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần với nét đặc trưng riêng. Đặc biệt, vùng tây bắc của tổ quốc hình thành một trong những nét riêng biệt trong các món ăn dân tộc với chủ đạo là các vị cay, vị chua kết hợp với các gia vị riêng tạo nên những món ăn đặc sắc.
Nói đến ẩm thực tây bắc không thể không nhắc đến món thịt lợn gác bếp. Thịt lợn được chọn lựa kĩ càng từ những phần ngon nhất của con lợn, và không phải bất kì con lợn nào cũng có thể làm được món “lợn gác bếp”. Những chú lợn được chăn thả bán hoang dã mới được chọn lựa để làm món ăn cầu kì này.
Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ dài khoảng 20 cm, dày 5 cm, tẩm ướp các gia vị rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Với miếng thịt lợn mán thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu.
Các kỹ thuật chế biến đều là gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp tự nhiên thịt với các gia vị khác như ớt, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.
Món ăn này được chế biến qua các công đoạn công phu và tỉ mỉ
Tẩm ướp thịt lợn với các gia vị đã chuẩn bị (như muối, ớt, đặc biệt là quả mắc khén và nước lá rừng) từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ cho gia vị ngấm vào từng thớ thịt. Để rồi những miếng thịt được tẩm ướp kĩ càng sẽ được xiên thành từng que hun khô trên những bếp than hồng từ 15 đến 24 tiếng đồng hồ. Thịt được treo cách bếp khoảng 1m để tránh bị khô nhanh và dính bụi bẩn.
Sau khi hun liên tục 12 đến 15 giờ khi thịt có màu đỏ đẹp và dậy mùi đặc trưng của thịt gác bếp, tới đây miếng thịt được mang đi hấp khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa để đảm bảo miếng thịt 100% vô trùng và cuối cùng chúng ta đã có thể thưởng thức món thịt gác bếp với hương vị lạ: đậm, ngọt, cay trên từng thớ thịt.