Danh mục tin tức công nghệ
Loa toàn dải là gì?
Loa toàn dải là gì?
Loa toàn dải là loại loa có cấu tạo chỉ có một thùng loa. Nhiệm vụ của nó là phát ra cả 3 dải âm: âm trầm, âm trung và âm cao. Trong cuộc sống hằng ngày, loa toàn dải có mặt ở các thiết bị như radio, cassette hay các thiết bị chỉ dùng một loa duy nhất để tái hiện các dải âm thanh.
Tuy nhiên, bài viết này Josivn.com sẽ chỉ nói đến loa toàn dải chất lượng cao, sử dụng duy nhất một loa con để thể hiện toàn bộ các dải âm thanh. Đây là điểm khác biệt giữa loa toàn dải và các loại loa khác. Vì các loa nhiều dải thường sử dụng 2 hoặc 3 loa con trong một thùng để phát các dải âm hoặc được thiết kế có một loa treble nhằm trong lòng loa trung trầm (loa đồng trục).
Điểm khác biệt lớn nhất của loa toàn dải là thường có thêm một nón loa phụ, nhỏ hơn nằm bên trong màng loa chính nhằm mục đích tăng cường khả năng thể hiện tần số cao.
Cũng giống như hầu hết các loại màng loa khác, màng loa toàn dải có thể làm bằng giấy, nhựa, sợi tổng hợp hoặc bằng kim loại (chủ yếu là nhôm). Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là màng loa làm bằng giấy.
Về màng loa, giấy để làm màng loa của loa toàn dải thường là những loại giấy rất nhẹ, được chế tạo đặc biệt. Ví dụ như hãng loa toàn dải nổi tiếng của Anh là Lowther đã cắt và dán giấy cuộn cực nhẹ để làm màng loa thay cho kỹ thuật dập màng thông thường. Trong những series loa gần đây, hãng Fostex dùng loại giấy làm từ vật liệu là sợi của thân cây chuối để chế tạo màng loa. Vật liệu này giúp cho màng loa rất nhẹ nhưng lại có độ ổng định bề mặt tốt.
Về nam châm của loa toàn dải có đặc điểm là rất lớn và mạnh. Nam châm của loa Lowther có từ lực lên tới 20 nghìn gauss, gấp đôi các loa thông thường. Chính vì vậy mà để sản xuất được loa toàn dải cần có kỹ thuật chế tạo phức tạp cũng chư chi phí sản xuất lớn. Đây cũng là lý do chỉ có một số “ông lớn” trong ngành âm thanh có đủ khả năng sản xuất loa toàn dải. Một số cái tên có thể nhắc tới đó là Lowther, Goodman, Jordan (Anh), PHY –HP (Pháp), Telefunken (Đức), JBL (Mỹ), Fostex, Diaton (Nhật Bản)… Trong số này, hiện nay chỉ có Lowther và Foxtex là hai thương hiệu loa toàn dải được biết đến nhiều nhất cũng như có các sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường. Các dòng loa mà bạn có thể tham khảo là PM6A/PM6C/EX3 (Lowther) và FE206E, FE8EZ (Fostex).
Về thùng loa, giống như những loại loa khác, loa toàn dải cũng cần có thùng. Thùng của loa toàn dải có 3 kiểu thùng phổ biến là thùng hở, thùng phải hồi tiếng trầm và thùng kèn sau. Thùng hở là kiểu thùng có thể phản hổi tiếng trầm ở tần số thấp. Thùng phản hồi tiếng trầm là kiểu thùng phổ biến nhất hiện nay. Nó được thiết kế khá đơn giản, kích thước vừa phải. Chức năng của nó là tăng tiếng bass nhờ chế độ phải xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi. Cuối cùng là thùng kèn sau. Kiểu thùng này được thiết kế theo nguyên lý của loa kèn nhằm mục đích nâng độ nhạy và khả năng tái tạo âm trầm của loa toàn dải. Vì tần số càng thấp thì bước sóng càng dài nên thùng kèn sau thường có kích thước khá lớn để bảo đảm chiều dài của kèn. Đây chính là kiều thùng được nhiều người ưa chuộng và họ thường tự động lấy theo thiết kế để giảm chi phí và thỏa mãn thú vui của mình.
Mỗi kiểu thùng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Thùng loa nhỏ gọn, chi phí sẽ thấp nhưng lại bị hạn chế ở tiếng trầm và độ nhạy. Thùng loa to, ví dụ như loa kèn thì khắc phục được những nhược điểm trên nhưng kích thước lớn lại chiếm nhiều diện tích, khó gia công và đặc biệt là chi phí sản xuất cao.
Đặc điểm âm thanh của loa toàn dải
Đặc điểm nổi bật của loa toàn dải là khả năng thể hiện âm trung. Cho nên giọng hát của bạn hoặc nhạc cụ hòa tấu khi nghe qua toàn dải dường như nổi bật hẳn lên.
Độ nhạy cao giúp cho loa toàn dải dễ dàng thể hiện các chi tiết của bản nhạc mà ta không dễ dàng bắt gặp ở các loa khác. Khi nghe loa toàn dải, ngoài nhạc cụ hay giọng hát chính, âm thanh của các nhạc cụ khác trong ban nhạc dường như hiện diện rõ ràng hơn, được định vị chính xác, tạo cho người nghe cảm nhận rất thú vị.
Với những đặc tính kỹ thuật riêng biệt, âm thanh của loa toàn dải rất chi tiết và sống động ở dải trung và trung trầm, tiếng treble mảnh và mềm mại, tiếng trầm nhanh và nhẹ, nghe lâu không thấy mệt. Khi phối ghép với những ampil đèn SET, âm thanh của loa toàn dải rất có nhạc tính, dễ dàng truyền tải tinh thần bản nhạc tới người nghe.
Vì những đặc điểm trên, loa toàn dải rất phù hợp với nhạc Jazz, Acousstic, giọng hát hoặc nhạc hoà tấu thính phòng với số lượng nhạc cụ vừa phải. Do những hạn chế về dải tần và khả năng thể hiện âm trầm, nên dòng loa này sẽ không phù hợp nếu bạn là fan của nhạc pop, rock sôi động hoặc khi bạn muốn nghe những bản giao hưởng hoành tráng.
Ở Việt Nam, do tính phổ biến của sản phẩm cũng như thông tin về dòng loa toàn dải chưa nhiều nên số lượng những người chơi loa toàn dải còn ít nếu so sánh với loa nhiều dải hoặc loa đồng trục. Phần lớn những người chơi loa toàn dải hiện nay thường mua loa từ nước ngoài (phổ biến là loa Lowther, Fostex) và đóng thùng tại Việt Nam theo những thiết kế có sẵn. Điều này giúp họ được bộ loa như ý với chi phí vừa phải. Nếu bạn chưa từng một lần nghe loa toàn dải, chúng tôi khuyên bạn hãy thử, chắc chắn rằng bạn sẽ có những ấn tượng khó quên về dòng loa đặc biệt này.
Ưu nhược điểm của loa toàn dải
Những ưu điểm của loa toàn dải
- Loa toàn dải đạt được cảm giác âm thanh rất tốt, dễ hơn nhiều so với các loa cây nhiều đường tiếng. Do loa toàn dải hoạt động theo nguyên lý point source, chỉ có một màng giấy phát ra âm thanh và không sử dụng các linh kiện LCR ở phân tần. Chính vì vậy mà tính đống phase của các dài tần của loa toàn dải là tuyệt đối. Đặc biệt, nếu được set-up tốt trong một phòng nghe có hệ tiêu âm phù hợp, loa toàn dải có thể tạo ra cảm giác âm thanh nổi, đôi kho còn “không thấy loa”.
- Loa toàn dải có độ nhạy cao vì màng loa làm bằng giấy khá nhẹ, không dùng linh kiện LCR, không bị suy giảm tín hiệu
- Sự kết nối các dải tần rất liền mạch, không có cảm giác âm thanh bị rời rạc như một số loại loa cột hoặc các hệ thống 3 – 4 đường tiếng active crossover bị mất dải tần hoặc sai sai phase do dùng multiamplifiers tiếng rời rạc như cơm nguội.
- Trung âm của loa toàn dải khá đặc biệt, có cảm giác về “độ mở không gian” tốt hơn hẳn các loa cột nhiều đường tiếng, nếu phối hợp với ván hở sẽ mang lại âm thanh tự nhiên nhất, nếu bỏ loa toàn dải vào thùng, dù bất cứ thùng kèn, thùng reflex hay thùng gì, thì cũng có cảm giác âm thanh hơi uôm uôm, nặng hơn thì giống ca sĩ chui đầu vào trong lu hát vọng ra ngoài. Xử lý thùng tốt thì sẽ bớt, nhưng không bao giờ hết.
- Loa toàn dải dễ phối hợp với ampli đèn single end công suất nhỏ để thưởng thức chất âm tinh tế của các dòng đèn. Phù hợp với lý thuyết First Watt (điều này không phải ai cũng thích).
Những nhược điểm loa toàn dải
- Dải tần rất hẹp, nghe nhạc bình thường thì khá tốt, giọng hát tốt, kèn tốt, bộ dây tốt nhưng nếu nghe những bản nhạc mạnh mẽ, những bản nhạc cổ điển hùng tráng với đầy đủ các nhạc cụ thì loa toàn dải sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng âm thanh của bạn. Bởi vì loa toàn dải chỉ sử dụng một màng giấy phát âm thanh.
- Loa toàn dải méo biên độ - tần số khá trầm trọng trên một số dải tần vì phát âm chung một nón. Muốn sửa méo thì phải lắp thêm LCR nhưng điều này sẽ làm giảm độ nhạy của loa.
- Loa toàn dải rất nhạy với kết cấu ván hở và thùng nên nếu kỹ năng đóng thùng không ổn thì rất dễ làm hỏng âm thanh của loa, biến nó trở thành một cái “chum” biết kêu!
- Loa toàn dải rất kén amply, hoàn toàn dễ đánh để đạt công suất nhưng để âm thanh tạo ra hay cũng không phải việc dễ dàng.
- Loa toàn dải cần phải được lựa chọn rất kĩ vì không phải loa nào cũng hay. Một số loa còn bị thổi giá lên rất cao. Chính vì vậy mà khi chọn lựa loa toàn dải bạn cần phải cân nhắc và kiểm tra kỹ lưỡng
Cách phối ghép loa toàn dải
Như ở trên cũng đã nói, loa toàn dải có hơi kén thiết bị phối ghép chứ không hề dễ phối ghép như các loại loa thông thường khác.
Với amply, loa toàn dải nên được phối ghép với amply đèn điện tử ba cực – SET. Với độ nhạy từ 90 đến 99dB, loa toàn dải có thể dễ dàng điểu khiển bởi những ampli SET chạy bóng 2A3, 300B có công suất từ 3 đến 7W, hay thậm chí amply dùng bóng 45 có công suất chỉ 1,5W. Khi “gặp” nhau, dường như toàn bộ những ưu điểm nổi bật về âm thanh của dòng loa này và amply SET được bộ lộ hết, biểu hiện đặc biệt rõ rệt ở phần trung âm hết sức chi tiết nhưng lại rất mềm mại, có chiều sâu.
Nếu bạn muốn có tiếng bass mạnh mẽ hơn, bạn có thể ghép loa toàn dải với những amply đèn đẩy – kéo có công suất trên 10W nhưng lúc đó, loa toàn dải sẽ mất đi phần nào sự tinh tế, mềm mại ở phần âm trung và cao. Bên cạnh đó, amply này chạy mạch class A, không dùng hồi tiếp âm có công suất ra loa là 10W nên khi kết hợp với loa toàn dải sẽ cho chất lượng âm thanh không kém gì những ampli đèn SET chất lượng cao nhưng với giá thành thấp hơn đáng kể.