Danh mục tin tức công nghệ

Khai thác mật ông rừng thế nào ?

 

 

Mỗi năm, từ tháng 3 đến tháng 6 Dương Lịch, khi đủ các loại hoa nở rực rỡ núi rừng Tây Bắc, ấy là mùa ong rừng làm tổ, chia đàn và lấy mật.  Khi ấy, bà con đồng bào các dân tộc (hầu hết là Nam Giới) mới đi tìm, trèo, khai thác. Ta có thể tính thời điểm khai thác và biết được chất lượng mật thông qua từng tháng khác nhau, chi tiết như sau:

 

Tháng 1 - 2: Chưa có mật

Tháng 3: Đã có mật nhưng ít. Mật vàng chanh loãng và thơm nhẹ

Tháng 4 - 5: Mật ở thời điểm chính vụ. Lúc này mật rất nhiều màu vàng đậm và rất thơm

Tháng 6: Mật thời điểm này ít dần và chuyển sang màu đen có vị thơm nồng

 

Người dân tìm và khai thác mật ong trên rừng ?

 

C1: Vô tình nhìn thấy: Bà con đồng bào có thể đi lấy măng, lấy củi, bắt cá rồi vô tình nhìn thấy tổ ong trên cành cây, đơn giản thôi, người nào đầu tiên tìm được cây có tổ ong. Chỉ cần làm 1 kí hiệu dưới gốc cây, ví dụ như lấy dao chặt vào thân cây vài miếng, hoặc đan 1 phên nứa nhỏ cắm vào gốc cây, lúc ấy chứng tỏ rằng, cây này & tổ ong này đã có người nhìn thấy trước. Ai đi sau có thấy cũng không bao giờ lấy. Ấy là quy ước rõ ràng với nhau của bà con đồng bào.

 

C2: Đi tìm: Cách này thì vất vả, nhưng lại thường được nhiều mật, mỗi nhóm khoảng 3 đến 5 người mang gạo, thức ăn, băng rừng vài ngày để tìm. Thường thì phải tìm ở những triền núi hướng về phía Tây, ong ưa nắng nên luôn làm tổ ở phía có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, vì vừa khô cánh, mật chúng lấy về cũng nhanh khô hơn.

 

Bắt tổ ong rừng ?

 

Sau khi tìm đượ tổ ong hầu hết ai cũng tự biết công việc cần phải làm nên mỗi người 1 việc, người chặt cây khô để đốt lửa, tạo khói, người làm thang bằng cây nứa để trèo. Và quan trọng nhất, có 2 cách, 2 thời gian khác nhau để khai thác mật ong rừng.

 

Trèo & Khai thác ban ngày: Đối với những cây có 1 hoặc 2 tổ ong thì có thể bắt ban ngày, bởi nếu nhiều hơn 2 tổ, việc trèo lên, lấy mật ở tổ này, tổ bên cạnh ong thợ sẽ đốt & tấn công dữ dội, bắt buộc phải chờ trời tối, nếu cây có hơn 2 tổ. Bắt ban ngày thì cần lấy thật nhiều củi khô & lá cây tươi, chất thành đống dưới đất, ngay dưới vị trí tổ ong, rồi đốt lửa, khi khói bốc lên, ong rất sợ khói nên chúng sẽ bay ra khỏi tổ.  Tất nhiên, với những cây quá cao, khói không bốc lên đến tận tổ ong, thì cũng bắt buộc phải bắt ban đêm.

 

Trèo & Khai thác ban đêm: Nếu gặp những cây có từ 3 tổ ong rừng, thì việc bắt ban ngày không thể, đồ bảo hộ không có, ong rừng hung dữ vô cùng nên nếu ta bắt ban đêm, chúng ít tấn công người trèo hơn. Và bắt buộc dù bắt ban ngày hay ban đêm, người trèo lên khai thác phải cầm theo đuốc, lên đến nơi châm lửa tạo khói để xua ong.

 

Sau khi hun khói, xua ong thợ ra khỏi tổ. Thợ trèo ong mới dùng dao cắt bỏ phần 1+2 ra khỏi tổ, trước kia thì người dân bản toàn vứt bỏ phần này, nhưng hiện nay họ đã mang về bản ngâm rượu tạo ra loại rượu vô cùng bổ dưỡng. Đến lúc này, chỉ còn phần số 3, tức là BỌNG MẬT còn bám vào cành cây, họ mới dùng túi nilon thật to, quấn ôm lấy phần bọng mật, dùng tay bẻ hoặc vuốt cho toàn bộ bọng mật rơi vào túi nilon, gói lại. Cho vào balo rồi dòng dây xuống, hoặc trực tiếp đeo xuống nếu cành quá cao.

 

Sau khi có được sáp và bọng mật ong chính họ tiến hành lọc ngay tại rừng cho vào can và đợi chuyển về cho khách hàng đặt. Số sáp còn nguyên vẹn sẽ được giữ lại mang về bản và cung cấp đi khắp các tỉnh.